Content Marketing giúp xây dựng lòng tin của khách hàng. Dưới đây là 5 chỉ số tiếp theo trong bộ 19 chỉ số KPI sau giúp bạn xác định hướng đi của mình.
11. Khách hàng tiềm năng (Leads)
Content Marketing đã được chứng minh là tạo ra lượng khách hàng tiềm năng nhiều gấp 3 lần so với sử dụng Paid Search – các tìm kiếm có trả phí. Thay vì đưa ra một con số ngẫu nhiên cụ thể về khách hàng tiềm năng mục tiêu, một số doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm liệu số lượng khách hàng tiềm năng của tháng sau có vượt tháng trước hay không.
Tạo traffic chính là bước đi đầu tiên trong mô hình kinh doanh dạng phễu. Nhưng làm sao để khách hàng gửi thông tin liên lạc như đăng ký email, số điện thoại mới là mục tiêu số một mà đội ngũ marketing cần thực hiện. Khi có thông tin liên lạc trong tay, team marketing có thể chuyển những phần thông tin này để team sales hoàn thành bước tiếp theo.
Content Marketing tạo ra lượng khách hàng tiềm năng nhiều gấp 3 lần so với khi sử dụng Paid Search
Bạn có thể mang lại lượt view mới cho trang web, nhưng cách duy nhất để nỗ lực có được ROI chính là phải biến lượt views thành khách hàng. Và để làm được điều này, cần tập trung theo dõi số liệu về các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện, cho dù đó là MQL hay SQL.
Với Content Marketing, các số liệu này không chỉ chứng minh nội dung của bạn đang phù hợp với những gì khách hàng nhắm đến, mà còn cho thấy toàn bộ giá trị thương hiệu của bạn (theo dõi chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng…). Mặc dù số liệu này có thể sử dụng để xác định thành công chung của chiến dịch Content Marketing, nhưng bạn cũng nên làm thêm một bước nữa: Xác định đâu là nơi sản sinh nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
Khi làm content, bạn nên để những nội dung này được quảng cáo thông qua các kênh khác nhau (mạng xã hội, email…) để có thể khám phá nơi nào có tác động cao nhất. Không chỉ xác định nội dung nào tốt, chúng ta cần phải biết được hình thức truyền tải nội dung nào tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
Cần phải biết được hình thức truyền tải nội dung nào tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng nhất (nguồn: wiki.tino.org)
Nhưng làm thế nào để bạn theo dõi chính xác bạn đang tìm ra bao nhiêu khách hàng tiềm năng? Một cách để theo dõi khách hàng tiềm năng đủ điều kiện được nhiều doanh nghiệp áp dụng chính là có một biểu mẫu để thu thập khách hàng tiềm năng kèm theo nội dung của bạn. Một cách khác để xem họ có quan tâm hay không đó là kiểm tra xem họ có đang truy cập những trang quan trọng trên trang web của bạn hay không, ví dụ như trang giá hoặc trang giới thiệu sản phẩm.
12. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversions)
Hầu hết chúng ta thường quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi từ danh sách những người dùng để lại email. Thực ra, bạn có thể đo lường việc chuyển đổi từ bất cứ điều gì: các chia sẻ trên mạng xã hội, các lượt tương tác hoặc có thể là các động thái chuyển từ xem xét sang mua hàng.
Bất kể bạn đang xác định chuyển đổi là gì thì đó cũng là số liệu chính được sử dụng để đánh giá hiệu suất của Content Marketing bạn thực hiện, trả lời câu hỏi : chiến dịch marketing của bạn có hiệu quả hay không?
Hầu như chiến lược nào cũng đặt nặng tầm quan trọng của impressions, lượt click, views… nhưng nếu những điều đó không được sản sinh bởi những khách hàng tiềm năng thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Điều này sẽ được biết đến khi bạn theo dõi tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp (nguồn: philreinhardt.com)
13. Giá trị trang Content Marketing (Page values)
Giá trị trang được đánh giá dựa theo tổng lượt views của một trang. Các trang đặc biệt cần xem xét chính là trang giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Đo lường giá trị của từng trang sẽ cho phép bạn xem xét những nội dung nào tạo ra hứng thú cho khách hàng, khiến họ tìm hiểu về những sản phẩm và dịch vụ của bạn. Như thế, bạn có thể hiểu được tất cả giá trị thực của bất kỳ trang nào.
14. Người đăng ký theo dõi website (Subscribers)
Bạn đang cố gắng chuyển đổi lượt traffic thành subscribers? Việc phân tích lượng người theo dõi website cho biết nội dung trên web có thật sự đủ thu hút hay không, có thể khiến những người mới truy cập một lần đã trở thành “fan” hay đăng ký theo dõi các nội dung trên web hay không.
Bạn có thể kiểm tra lượng subscribers theo tháng hoặc theo những mốc thời gian để xem lượng người theo dõi có tăng trưởng hay không. Ngoài ra, nên lấy tỉ lệ tổng lượng người theo dõi trên tổng lượng người truy cập để đánh giá về chất lượng nội dung của mình.
15. Giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value)
Bạn có biết rằng hơn một nửa (53%) những người đã và đang làm marketing cố gắng viết nội dung để thu hút người truy cập mới? Các chuyên gia cho rằng, chúng ta nên viết thêm nội dung để thu hút khách truy cập mới. Sẽ không có sự tăng trưởng trong kinh doanh nếu chúng ta không xây dựng nhóm khách hàng lớn hơn. Nội dung nên được hướng vào việc giữ chân đối tượng khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn – những người đang quan tâm và bắt đầu có sự gắn kết với thương hiệu.
Giá trị vòng đời của khách hàng (nguồn: Data Box)
Giá trị vòng đời của khách hàng chính là số liệu phản ánh mức độ hiệu quả của Content Marketing đối với doanh nghiệp trong thời gian dài. Cần nuôi dưỡng giá trị vòng đời của khách hàng để một khách hàng cũ có thể quay lại nhiều lần và tạo ra lợi nhuận tốt hơn.
Đón đọc các phần khác của bài viết tại:
Xem thêm: 3 Yếu tố quan trọng quyết định thành công trong SEO 2022
Nếu bạn có những vấn đề, thắc mắc liên quan đến Marketing hay muốn viết bài viết chuẩn SEO, hãy liên hệ với Andin JSC:
ANDIN JSC thiết kế phần mềm, Website, Marketing Online
Hotline: 0865 782 772 (Ms Ngọc)
Fanpage: Fanpage: Công ty Cổ phần Thương mại Andin