Định nghĩa Markeitng 4C là gì?
Marketing 4C bao gồm 4 yếu tố: Customer, Cost, Convenience và Communication.
Cùng với mục đích “kích” sales, trong khi mô hình 4P tập trung chủ yếu vào người bán, mô hình 4C lại tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng.
Marketing 4C là gì?
Mô hình tiếp thị 4C được giới thiệu bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990 sau khi ông tuyên bố phương pháp 4P truyền thống đã lỗi thời.
Marketing 4C có vai trò gì?
Một doanh nghiệp khi đã phân khúc tiếp thị và xác định được đối tượng mục tiêu, thì giai đoạn tiếp theo là định vị vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng.
Mô hình 4C là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp không chỉ bán được sản phẩm mà còn giữ chân được khách hàng qua việc trưng cầu ý kiến và giao tiếp hiệu quả.
Marketing 4C có thể mang lại lợi ích trong thời gian dài cho doanh nghiệp. Bởi chiến lược này buộc các nhà tiếp thị phải thực sự hiểu đối tượng người dùng trước khi phát triển một sản phẩm.
Doanh nghiệp cần sử dụng giao tiếp xuyên suốt toàn bộ quá trình, bắt đầu bằng việc hiểu khách hàng muốn gì và cần gì ở sản phẩm.“Khách hàng là thượng đế”. Đây chính là phương châm để một nhãn hàng có thể thành công và Marketing 4C cũng được phát minh theo giá trị này.
Áp dụng Marketing 4C sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng, từ đó tăng thu nhập và giá trị danh tiếng về lâu dài.
Chi tiết mô hình 4C
Mô hình 4C trong Marketing 4.0
1. Customer (Giải pháp cho khách hàng)
Chữ C đầu tiên trong mô hình marketing mix này có nghĩa là mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Thay vì tập trung vào bản thân sản phẩm, ta sẽ tập trung vào việc lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống của khách hàng.
Các yếu tố cần cân nhắc:
Giá trị sản phẩm/dịch vụ, lợi thế cạnh tranh, định vị trên thị trường.
Để sử dụng khái niệm tiếp thị 4Cs, bạn phải xác định rõ các tập khách hàng mục tiêu của mình. Khi nghiên cứu về khách hàng mục tiêu và các nhu cầu của họ, ta cần ghi nhớ các điểm sau:
- Để định vị sản phẩm hoặc dịch vụ để có lợi nhuận tối đa, bạn phải biết khách hàng cần và muốn gì. Tiếp theo, xem xét cách thích hợp để xác định nhu cầu của khách hàng.
- Vị trí thị trường của sản phẩm được đo đạc bởi giá trị của sản phẩm trong mắt khách hàng.
- Một khi bạn hiểu khách hàng của mình, việc tạo ra một sản phẩm có lợi cho họ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
2. Cost (chi phí của khách hàng)
Chữ C thứ hai trong hỗn hợp tiếp thị này là chi phí của khách hàng. Chi phí ở đây không chỉ là giá của mặt hàng, mà còn bao gồm những yếu tố khác như thời gian khách hàng đến địa điểm để mua sản phẩm, hoặc chi phí vận hành, chi phí sử dụng, chi phí xăng xe, v.v.
“Cost” cũng có thể bao gồm lợi ích hoặc sự thiếu hụt của sản phẩm đối với khách hàng.
Các yếu tố cần cân nhắc: Khả năng chi trả, sự hài lòng, giá trị.
Cost là một yếu tố được mọi người dùng lưu ý khi mua hàng.
Khi bạn đánh giá chi phí, hãy xem xét các nguyên tắc sau:
- Bạn sẽ yêu cầu khách hàng trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với mức giá nào? Bạn đã thực hiện nghiên cứu nào để xác định xem con số đó có hợp lý cho khách hàng không?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có còn sinh lời ở mức giá mà khách hàng có thể hoặc sẵn sàng trả không?
- Tổng chi phí thực tế của người tiêu dùng sẽ là bao nhiêu để có được sản phẩm/ dịch vụ của bạn?
- Chi phí để đi đến địa điểm của bạn có làm tăng đáng kể chi phí của họ không? Phí vận chuyển sẽ cộng thêm bao nhiêu vào hóa đơn của họ?
- Thuế và các phí khác sẽ tác động như thế nào đến tổng chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ?
4. Communication (giao tiếp)
Yếu tố cuối cùng của Marketing 4C là Communication – giao tiếp. Giao tiếp luôn giữ vai trò quyết định trong hoạt động tiếp thị kinh doanh. Không có giao tiếp thì chiến lược 4C sẽ không hiệu quả.
Yếu tố cần cân nhắc: Mức độ tương tác của khách hàng, WIIFM (What’s in it for me), mạng xã hội.
Khi đánh giá cách bạn sẽ giao tiếp với khách hàng của mình, hãy ghi nhớ những giá trị sau:
- Tương tác với khách hàng của bạn thông qua giao tiếp là để xây dựng niềm tin của khách hàng. Từ đó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Mọi khách hàng đều muốn biết: “What’s in it for me” – Sản phẩm, dịch vụ đó mang đến cho “tôi” được những lợi ích gì.
Mối quan hệ giữa 4C vs 4P
4C và 4P khác nhau như thế nào?
Mô hình 4P và 4C trong Marketing có sự khác nhau về các yếu tố cần được cân nhắc trong từng khía cạnh. Tuy nhiên, hai chiến lược này lại có mối quan hệ tương trợ như hai mặt của một đồng xu. Để một doanh nghiệp có được thành công nhất định, hai mô hình 4P và 4C cần được kết hợp một cách nhuần nhuyễn và thông minh.
Vậy hãy điểm qua những điểm khác nhau của hai mô hình 4C, 4P, và cách kết hợp chúng trong chiến lược marketing nhé:
- 4P và 4C có mối liên quan vì cả hai mô hình đều là các chiến lược marketing. Tuy vậy, 4P bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá thành), Place (Địa điểm), và Promotion (Quảng bá). Đây là các khía cạnh thiên về các sản phẩm và dịch vụ được mang đến bởi doanh nghiệp, và làm sao để sản phẩm có thể đến tay người dùng.
- Còn 4C, như đã giải thích phía trên, là phương thức tiếp thị hướng đến giao tiếp và kết nối với người tiêu dùng qua các kênh truyền thông đa phương tiện.
Bằng cách phân biệt hai chiến lược này, doanh nghiệp sẽ biết cách thu thập, học hỏi cách xây dựng thương hiệu, cải thiện chiến lược thu hút khách hàng.
KẾT LUẬN
Marketing 4C đang dần trở nên phổ biến trong một thế giới phát triển không ngừng.
Bất kỳ người quản lý hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng nhìn nhận, xem xét mọi thứ từ góc độ của riêng mình. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng phải được ưu tiên để có dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp có thể mang sức ảnh hưởng.
Khi thực hiện phương pháp Marketing 4C này, việc xác định chính xác những gì khách hàng muốn và những gì họ sẵn sàng trả sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cách tiếp cận của 4C sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình.
Xem thêm : Yếu Tố Chính Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Thiết Kế Website Là Gì?
Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Thiết Kế Trang Web?
-----------------------------------
ANDIN JSC - Thiết kế website| Cung cấp giải pháp Marketing Online cho Doanh nghiệp 4.0
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ :
SĐT : 0865.782.772( Ms.Ngọc)
Fanpage : ANDIN JSC
Hoặc gửi thông tin cho chúng tôi tại đây để đươc tư vấn rõ hơn.