Marketing Logistics và một số kiến thức cần biết

Marketing Logistics là gì? 

Marketing logistics bao gồm các công việc: lên kế hoạch, phân phối, kiểm soát luồng dịch chuyển của hàng hóa cùng những thứ liên quan đi từ nhà sản xuất cho đến tay người tiêu dùng với mục đích đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi nhuận.

Marketing Logistics là gì? (nguồn: saigonketnoi.vn)

Marketing Logistics là gì? (nguồn: saigonketnoi.vn)

Vai trò của Marketing Logistics

Có 3 vai trò chính:
- Tăng khả năng nhận diện, độ phủ sóng của thương hiệu.
- Duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng với dịch vụ được tiếp thị.
- Tạo cầu nối giữa doanh nghiệp logistics và khách hàng.
Và nó cũng được phân chia thành 3 giai đoạn: 
- Inbound logistics: Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồng dịch chuyển nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến nơi sản xuất.
- Outbound logistics: Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát đầu ra hàng hóa gồm những thông tin từ nhà cung cấp đến khu vực sản xuất.
- Reverse logistics: Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồng dịch chuyển của những nguyên liệu, mặt hàng bị lỗi, hư hỏng trong quá trình vận chuyển trả lại cho nhà cung cấp hay doanh nghiệp.

3 giai đoạn chính của Marketing Logistics

3 giai đoạn chính của Marketing Logistics

Chức năng của Marketing Logistics trong doanh nghiệp

Phân phối sản phẩm

Bước đầu tiên của phân phối sản phẩm là xác định khách hàng mục tiêu của bạn. Sau đó hướng sản phẩm hay dịch vụ đó phục vụ nhu cầu của khách hàng. Mỗi khách hàng có 1 nhu cầu riêng, nên dịch vụ hậu cần cũng phải thay đổi phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Dù khác biệt như thế nào, khách hàng luôn mong sự phù hợp là 100%. Vậy nên hậu cần tiếp thị giúp doanh nghiệp tìm khách hàng mục tiêu, lập đơn đặt hàng và giao hàng đúng hạn, không có bất cứ sai sót nào.

Phân phối sản phẩm trong Marketing Logistics (nguồn: wikidinhnghia.com)

Phân phối sản phẩm trong Marketing Logistics (nguồn: wikidinhnghia.com)

Giá cả

Doanh nghiệp khi đưa ra mức giá phải dựa vào các yếu tố cả trong lẫn ngoài. Marketing Logistics cần phải đưa ra những yếu tố quyết định giá cả như hồ sơ khách hàng, loại đơn đặt hàng, sản phẩm.
Tuy nhiên, hậu cần không thể kiểm soát những yếu tố đó. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn cần phải hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới người dùng như chi phí, trọng lượng, khoảng cách. Từ đó cân nhắc giảm giá cho những phát sinh này bởi khách hàng là người cuối cùng trả tiền cho những dịch vụ, sản phẩm.

Địa điểm

Marketing Logistics giúp doanh nghiệp đơn giản hóa mọi giao dịch giữa bên cung cấp và khách hàng. Vậy nên các công ty, doanh nghiệp không bao giờ được cho khách hàng thấy quy trình phức tạp liên quan đến logistics. Bên cạnh đó, vị trí của nhà máy kho có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất (tăng chi phí vận chuyển thì giảm chi phí lao động hoặc ngược lại).

Khuyến mãi 

Không riêng gì Logistics, mà với mọi lĩnh vực, quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức doanh nghiệp. Để sản phẩm có thể đưa ra thị trường, doanh nghiệp phải làm việc với các bộ phận khác nhau, sau đó nhà cung cấp khác sẽ sản xuất các sản phẩm liên quan đi cùng với nó. Marketing Logistics có nhiệm vụ tìm ra những đơn vị làm việc cùng nhau, cùng đảm nhận các công đoạn cần thiết để phát triển sản phẩm. Khi sản phẩm được tung ra thị trường, bộ phận này sẽ lập kế hoạch quảng cáo, tung khuyến mãi cho sản phẩm sao cho tăng sức mua nhưng vẫn thu lợi nhuận tối đa.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Marketing Logistics. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về khái niệm này, từ đó bạn có thể phát triển thương hiệu của mình.

Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh dịch vụ logistics nhưng chưa biết cách phát triển chiến lược marketing của mình? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ marketing online chuyên nghiệp tại:
ANDIN JSC - THIẾT KẾ PHẦN MỀM, WEBSITE, MARKETING ONLINE

0964.976.898