Brand Awareness là gì? Cách tăng mức độ nhận biết thương hiệu

1. Brand Awareness (nhận biết thương hiệu) là gì?

Brand Awareness hay Nhận biết thương hiệu là một thuật ngữ Marketing chỉ mức độ quen thuộc và có khả năng nhận biết, nhớ đến thương hiệu của người tiêu dùng.

Brand Awareness không đòi hỏi khách hàng phải nhớ chính xác tên gọi mà chỉ cần họ nhận ra được sản phẩm, dịch vụ hoặc cảm thấy quen thuộc đối với thương hiệu. Khi doanh nghiệp tạo ra được Brand Awareness tốt (nhận biết tích cực) thì sẽ tăng cao khả năng được người tiêu dùng chọn mua hơn so với các đối thủ khác.

Nhận biết thương hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến dịch quảng bá sản phẩm mới hoặc hồi sinh thương hiệu cũ. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình trải nghiệm của khách hàng. Thương hiệu càng được nhiều người biết đến thì càng có khả năng duy trì lòng trung thành của khách hàng và mang lại doanh thu cao hơn cho công ty.

brand awareness
Brand awareness là gì?

 

2. Tầm quan trọng của Brand Awareness đối với doanh nghiệp

Tất cả doanh nghiệp đều mong xuống được càng nhiều khách hàng biết đến thương hiệu càng tốt. Bởi điều này sẽ góp phần gia tăng doanh thu, giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, Brand Awareness mang đến những lợi ích sau đây:

2.1. Brand Awareness là bước đầu tiên trong quy trình ra quyết định mua hàng

Để khách hàng đi đến quyết định chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ phải trải qua một quy trình gồm nhiều bước. Trong quy trình đó, Brand Awareness chính là yếu tố đầu tiên mang tính quyết định. Cụ thể, trong tất cả những mô hình ra quyết định mua hàng như AIDA, DAGMAR, lý thuyết Lavidge,… thì Brand Awareness luôn là bước đầu tiên.
 

2.2. Brand Awareness giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp

Trong thị trường hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các thương hiệu cùng ngành đang ngày càng trở nên khốc liệt, khách hàng sẽ có xu hướng chọn mua những mặt hàng mà họ cảm thấy tin tưởng. Cụ thể, theo nghiên cứu Secret Life of Search của Red C Marketing – một nghiên cứu dựa trên việc theo dõi hơn 400 dữ liệu tìm kiếm Google từ 40 cụm từ khóa – có đến 82% người dùng ưu tiên chọn những thương hiệu mà họ “cảm thấy quen thuộc” và “có biết đến” khi mua sắm.

Điều này cho thấy rằng, thương hiệu càng được khách hàng biết đến thì sẽ càng gây dựng được lòng tin, sự uy tín trong tâm trí của họ. Trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay thì sự nhận biết thương hiệu chính là yếu tố để khách hàng chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn giữa vô vàn những đối thủ cạnh tranh khác.

Ví dụ điển hình: Ở những lần đầu tiên bắt gặp một thương hiệu, bạn cảm thấy thật lạ lẫm. Tuy nhiên, khi thương hiệu đó xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp mọi nơi, dần dần nó sẽ hình thành cảm giác quen thuộc, tin tưởng trong tâm trí của bạn. Lúc này, bạn sẽ chọn mua thương hiệu đó vì đã “nhận ra”, “có biết đến” thay vì những cái tên lạ lẫm khác.

2.3. Brand Awareness tạo sự liên tưởng

Đây là yếu tố giúp khách hàng nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn mỗi khi họ phát sinh nhu cầu gì đó. Đôi lúc, có thể khách hàng không thật sự thích sản phẩm/dịch vụ của bạn, nhưng bởi vì có nhiều người biết đến thương hiệu này nên họ sẽ nghĩ ngay đến bạn mỗi khi có nhu cầu sử dụng.

Lúc này, thương hiệu của bạn đã trở thành một “từ khóa” luôn sẵn sàng bật ra trong đầu khách hàng khi nhắc đến một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đây là điều rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hành vi tìm kiếm và ra quyết định mua hàng.

Chẳng hạn, trong một buổi tiệc sinh nhật, khi được nhờ đi mua “đồ uống” thì chắc chắn trong đầu bạn sẽ liên tưởng ngay đến Coca Cola mặc dù có thể trên thực tế, bạn không hoàn toàn thích uống loại nước ngọt này. Thêm một ví dụ khác, khi có người nói muốn mua “xe gắn máy” thì bạn sẽ tự động liên tưởng đến một chiếc xe Honda. Đây chính là sức mạnh của Brand Awareness với nhận thức, liên tưởng của khách hàng.

2.4. Brand Awareness giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng

Việc tạo sự nhận biết của khách hàng với thương hiệu mới chỉ là một bước đầu. Để thương hiệu phát triển bền vững, bạn cần phải tận dụng Brand Awareness để duy trì, củng cố sự trung thành của khách hàng nhằm khuyến khích họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Dù khách hàng đã biết đến thương hiệu nhưng không có nghĩa là họ sẽ luôn luôn ghi nhớ và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Nếu không tiếp tục duy trì Brand Awareness thì những thương hiệu khác sẽ nhanh chóng xuất hiện và thay thế vị trí của bạn. Trước số lượng đối thủ cạnh tranh vô cùng lớn trên thị trường như hiện nay, không có gì là đảm bảo khách hàng luôn nhớ đến bạn nếu không có sự nỗ lực duy trì nhận biết thương hiệu.

brand-loyalty
Brand Awareness giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng

2.5. Brand Awareness làm tăng giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu chính là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, bao gồm những trải nghiệm, cảm nhận tích cực của khách hàng đối với lợi ích mà doanh nghiệp đem đến cho họ.

Giá trị thương hiệu không chỉ bao gồm những yếu tố đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà còn bao gồm giá cổ phiếu, tiềm lực nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, sản phẩm mới,… Do đó, một thương hiệu có độ nhận biết cao thì sẽ càng tăng thêm giá trị.

3. Các cấp độ Brand Awareness

Thông thường, mức độ nhận diện thương hiệu được chia thành 4 cấp, bao gồm Unaware of Brand, Brand Recall, Brand Recognition và Top of mine Awareness. Một số tài liệu khác còn đề cập đến Brand Dominance – sự thống trị thương hiệu.

3.1. Unaware of Brand

Được hiểu là thương hiệu không hề được nhận biết. Kể cả khi được nhắc nhớ, khách hàng cũng không có ấn tượng hay ký ức nào về thương hiệu này. Thuật ngữ này được sử dụng cho những người lần đầu tiên tiếp xúc với thương hiệu.

3.2. Brand Recall

Đây là mức độ nhận biết đầu tiên, đề cập đến khả năng mà khách hàng nhớ ngay thương hiệu của bạn khi được nhắc đến tên hoặc một sản phẩm/dịch vụ cụ thể gắn liền với thương hiệu.

Brand Recall chỉ dừng lại ở mức khách hàng nhận ra tên và có thể gợi nhớ về thương hiệu, chứ không bao gồm việc họ am hiểu hay biết đến các yếu tố khác như slogan, logo,…

3.3. Brand Recognition

Brand Recognition là mức độ biết và công nhận thương hiệu. Cụ thể, đây là lúc mà khách hàng có thể hiểu một chút về thương hiệu được nhắc đến, bao gồm nhận biết logo, bao bì, slogan, gương mặt đại diện, một số sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu cung cấp,…

Khi doanh nghiệp có được Brand Recognition thì khả năng thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ sẽ càng cao hơn. Bởi lúc này, khách hàng đã có sự hiểu biết và niềm tin nhất định về thương hiệu của doanh nghiệp.

3.4. Top of mind Awareness

Đây là mức độ nhận biết thương hiệu mà mọi nhà quản trị đều mong muốn đạt được. Top of mind Awareness được hiểu là thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khách hàng khi nhắc đến một từ khóa về sản phẩm hay ngành hàng kinh doanh.

các cấp độ Brand Awareness
 Các cấp độ nhận biết thương hiệu

Những doanh nghiệp đạt được mức độ nhận biết này thường có nhiều lợi thế hơn trong kinh doanh, bởi khách hàng sẽ luôn nhớ đến họ như một thương hiệu tốt nhất, đứng đầu ngành. 

3.5. Brand Dominance

Thông thường, mức độ nhận biết thương hiệu được chia là 4 cấp cơ bản như trên. Tuy nhiên, một số nghiên cứu còn chỉ ra mức độ cao hơn của Top of brand Awareness, đó chính là sự thống trị trong tâm trí khách hàng – Brand Dominance.

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những thương hiệu có độ nhận biết cực kỳ cao. Hầu như khi được gợi nhớ, toàn bộ khách hàng đều nghĩ ngay đến nó chứ không phải là bất kỳ thương hiệu nào khác. Hiện tại, rất hiếm có thương hiệu nào đạt được mức độ nhận biết này bởi thị trường luôn luôn xuất hiện cạnh tranh.

4. Phân biệt nhận biết và Brand Awareness

Mặc dù có cách gọi tương đối giống nhau, tuy nhiên cụm từ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) và nhận diện thương hiệu (Brand Identity) lại có ý nghĩa khác nhau.

Nhận biết thương hiệu – Brand Awareness: Như đã đề cập ở trên, thuật ngữ này chỉ mức độ mà khách hàng có thể ghi nhớ và nhận ra thương hiệu của bạn.
Nhận diện thương hiệu – Brand Identity: Được hiểu theo nghĩa rộng hơn là cách mà thương hiệu khắc họa nên sự nhận diện trong tâm trí khách hàng. Cụ thể, Brand Identity được thể hiện qua sự biết đến và am hiểu của khách hàng về logo, tính cách, bản sắc, văn hóa, giọng nói,… của thương hiệu.
Tóm lại, Brand Awareness chỉ dừng lại ở giai đoạn “biết” và “nhận ra” thương hiệu. Trong khi đó, để xây dựng sự nhận diện thương hiệu (Brand Identity) trong tâm trí khách hàng thì cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Tuy vậy, Brand Awareness chính là bước đầu tiên và không thể thiếu để thương hiệu tạo được sự nhận diện trong tâm trí khách hàng.

Tổng kết

Trên đây là một số kiến thức về Brand Awareness và cách tăng mức độ nhận biết thương hiệu giúp bạn có thể hiểu hơn về cách Marketing cho thương hiệu, đồng thời giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đi tiếp cận khách hàng. Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn, n ếu bạn còn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua:
Hotline: 0865.782.772 (Ms Ngọc).
Fanpage: Công ty Cổ phần Thương mại Andin
Xem thêm: Google Surveys – Công Cụ Khảo Sát Thị Trường Hiệu Quả
Các nguyên tắc remarketing và hiệu quả remarketing mang lại

0964.976.898