Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí trong Google Ads, được thiết kế để giúp bạn nghiên cứu từ khóa và lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không chạy quảng cáo, Keyword Planner vẫn là một công cụ hữu ích cho SEO.
Nếu bạn là một người điều hành trang web hay là một nhà sáng tạo nội dung với mong muốn bài viết của mình được tối ưu SEO chuẩn nhất. Từ đó nội dung của bạn sẽ nhanh chóng có được thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google, chắc chắn bạn không thể bỏ qua công cụ Google Keyword Planner mà Google đang cung cấp miễn phí cho người dùng.
Để biết được cách sử dụng công cụ này, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn 6 bước sử dụng Google Keyword Planner chi tiết bên dưới:
- Truy cập Google Keyword Planner
- Chọn công cụ chính
- Lọc & Sắp xếp kết quả
- Phân tích & Lên ý tưởng từ khóa
- Chọn từ khóa
- Lưu ý khi sử dụng Google Keyword Planner
Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner
1. Truy cập Google Keyword Planner
Google Keyword Planner là một công cụ hoàn toàn miễn phí. Nhưng để sử dụng công cụ này bạn cần phải: Chuẩn bị tài khoản Google Ads.
Nếu bạn chưa có tài khoản Google Ads thì hãy nhanh tay đăng ký cho mình một tài khoản để bắt đầu nhé (Bạn không cần phải chạy một chiến dịch Google Ads thật sự để sử dụng Keyword Planner).
Tiếp theo, bạn đăng nhập vào tài khoản Google Adwords rồi click vào biểu tượng cờ lê (“Tools and settings”) trong thanh công cụ ở đầu trang.
Tiếp tục, chọn “Keyword Planner”
Bạn sẽ thấy 2 tính năng khác nhau trong Keyword Planner là “Discover New Keywords” (Khám phá các từ khóa mới) và “Get search volume and forecasts” (Nhận lưu lượng tìm kiếm và dự đoán).
Hai tính năng này sẽ giúp bạn tạo ra hàng nghìn từ khóa tiềm năng tập trung vào SEO.
Tuy nhiên, công cụ này được thiết kế dành cho các nhà quảng cáo PPC (Pay-per-click) vì vậy sẽ có nhiều tính năng trong công cụ (như tính năng đặt giá thầu từ khóa) sẽ không hữu ích nếu bạn đang sử dụng công cụ này để tìm từ khóa cho SEO.
Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng những tính năng được tích hợp để tìm từ khóa SEO trong Google Keyword Planner.
2. Chọn công cụ chính
Như tôi đã đề cập bên trên, có 2 tính năng chính bên trong Google Keyword Planner.
“Khám phá các từ khóa mới” – Discover New Keywords
Đúng với tên gọi của mình, tính năng này cực lý tưởng để bạn tìm kiếm từ khóa mới. Trường thông tin đầu tiên của tính năng này yêu cầu bạn “nhập các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp của bạn”.
Các giá trị bạn nhận được từ Keyword Planner phần lớn dựa trên thông tin bạn nhập vào đây nên hãy suy nghĩ thật kỹ những nội dung mà bạn sẽ nhập.
- Với tùy chọn “Bắt đầu với từ khóa” – Discover new keywords: Bạn nên nhập những từ hoặc cụm từ mô tả doanh nghiệp của bạn (ví dụ: “giảm cân” hoặc “cà phê”). Thao tác này cho phép bạn truy cập cơ sở dữ liệu từ khóa nội bộ của Google cho các ngành khác nhau.
#Pro tip: Bạn có thể nhập nhiều từ khóa vào trường này và phân cách chúng bằng dấu phẩy, sau đó nhấn enter. (Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một trang thương mại điện tử bán bánh quy, bạn có thể nhập các cụm từ như “món tráng miệng không chứa gluten” hay “bánh quy ít carb” ở khung này).
- Với tùy chọn “Bắt đầu với một website” – Start with a website: tùy chọn này được thiết kế cho người dùng AdWords. Nhưng bạn cũng có thể tìm thấy một vài từ khóa với tùy chọn này bằng cách sử dụng trang chủ của trang web của bạn, hoặc chọn một bài viết từ trang web của bạn.
Sau khi đã điền thông tin vào các trường, nhấp vào Get Results để nhận kết quả.
“Nhận lưu lượng tìm kiếm và dự đoán keywords” – Get search volume and forecasts
Tính năng này chỉ thật sự hữu ích nếu bạn đã có một danh sách các từ khóa và muốn kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng. Nói cách khác đây là tính năng không giúp bạn lên ý tưởng từ khóa mới.
Để sử dụng nó, bạn hãy sao chép và dán danh sách các từ khóa vào trường tìm kiếm và nhấn save.
Lúc này bạn cũng sẽ thấy một trang kết quả từ khóa tương tự như khi sử dụng công cụ “Khám phá các từ khóa mới”.
Khác biệt duy nhất là:
- Bạn chỉ nhận được dữ liệu về các từ khóa mà bạn đã nhập
- Google sẽ dự đoán cho bạn biết bạn có thể nhận được bao nhiêu nhấp chuột và hiển thị với các từ khóa mà bạn đã nhập
Nhưng dù bạn sử dụng tính năng nào đi nữa, bạn vẫn sẽ đi đến được trang kết quả từ khóa. Bây giờ, tôi sẽ giải thích cho bạn cách hoạt động và cách khai thác tối đa nội dung của trang này.
3. Lọc & Sắp xếp kết quả
Giờ sẽ là lúc bạn lọc danh sách các từ khóa theo mức độ liên quan từ cao tới thấp. Trang kết quả từ khóa mà bạn nhận được sau khi lọc sẽ trông như sau:
Sau đó, bạn sẽ thấy bảng phân tích của trang: Ở đầu trang, sẽ có 4 tùy chọn bao gồm: Vị trí, ngôn ngữ, mạng tìm kiếm và phạm vi ngày.
- Vị trí: là quốc gia (hoặc các quốc gia) mà bạn đang tiếp thị
- Ngôn ngữ: là ngôn ngữ từ khóa mà bạn muốn xem thông tin
- Mạng tìm kiếm: cho biết rằng bạn chỉ muốn quảng cáo trên Google hay trên Google và cả các đối tác tìm kiếm khác của họ (bao gồm các công cụ tìm kiếm khác và các sản phẩm của Google như Youtube,…).
- Tôi khuyên bạn nên để thông tin này chỉ là “Google” thôi nhé.
- Phạm vi ngày: mặc định “12 tháng” sẽ là tốt nhất.
Tính năng thêm bộ lọc (Add Filter)
- Keyword text: Bộ lọc này cho phép hiển thị chỉ những từ khóa chứa một từ/ cụm từ nhất định. Giả sử bạn vừa tung ra một dòng áo thun màu xanh (Blue T-Shirt) và bạn muốn đảm bảo từ khóa “blue t shirt” xuất hiện trong tất cả các từ khóa mà Keyword Planner đề xuất, bạn có thể tùy chỉnh như sau:
- Exclude Keywords in my account: Bộ lọc này giúp bạn loại trừ các từ khóa mà bạn đã đặt giá thầu trong AdWords.
- Exclude Adult Ideas: Loại trừ các từ khóa liên quan đến nội dung khiêu dâm.
- Avg. Monthly Searches: Rất hữu ích trong việc lọc ra những từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm và loại bớt những từ khóa không nhận được lượt tìm kiếm nào.
Ví dụ: Bạn nhận được một danh sách dài các ý tưởng từ khóa:
Bạn có thể click vào “Avg. monthly searches” – Trung bình tìm kiếm hàng tháng, để sắp xếp lại theo ý muốn.
Bằng cách này, bạn sẽ chỉ nhìn thấy những từ khóa có nhiều lượng tìm kiếm. Hoặc bạn có thể nhấp thêm 1 lần nữa để nhận được danh sách các từ khóa có lượng tìm kiếm từ thấp đến cao:
- Competition: Bạn có thể để Google Keyword Planner chỉ hiển thị các từ khóa có mức độ cạnh tranh “Thấp”, “Trung bình” hoặc “Cao”. Tuy nhiên, điểm cạnh tranh ở đây chỉ đề cập đến cạnh tranh của Adwords chứ không phải mức độ cạnh tranh của từ khóa để xếp hạng trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google. Nên bạn có thể để trống phần này nhé.
*Những lưu ý chính:
- Ad Impression Share: Tỷ lệ hiển thị quảng cáo cũng chỉ áp dụng cho Adwords nên vì lợi ích của SEO, bạn cũng nên bỏ qua bộ lọc này
- Top of Page Bid: Giá đấu thầu trang là số tiền bạn muốn trả để quảng cáo của mình xuất hiện ở đầu trang cho từ khóa đó
- Organic Impression Share: Tỷ lệ hiển thị tự nhiên là tần suất trang web của bạn xuất hiện trong kết quả không phải trả phí cho mỗi từ khóa. Để sử dụng bộ lọc này, bạn cần kết nối tài khoản Google Search Console của mình với Google Adwords.
- Organic Average Position: Vị trí trung bình tự nhiên là vị trí trung bình cho mỗi từ khóa trên Google không phải trả phí. Một lần nữa bạn cần kết nối với Google Search Console để bộ lọc này hoạt động.
- Broaden Your Search: “Mở rộng tìm kiếm của bạn” là một tính năng mới hiển thị cho bạn các từ khóa có phần liên quan đến các cụm từ bạn đã nhập.
Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm “chế độ ăn kiêng Paleo”, bạn sẽ nhận được danh sách các để xuất sau:
4. Phân tích & Lên ý tưởng từ khóa
Sau khi lọc được kết quả chỉ còn những từ khóa lý tưởng cho doanh nghiệp của mình, hãy chia nhỏ các thuật ngữ này. Cụ thể tôi sẽ chỉ cho bạn phân tích các cụm từ hiển thị trong phần “keyword ideals” của Keyword Planner.
Dưới đây là ý nghĩa của từng thuật ngữ:
- Keyword (by relevance) (Từ khóa (theo mức độ liên quan)): Danh sách các từ khóa mà Google cho là có liên quan nhất với từ khóa hoặc URL bạn đã nhập vào trước đó.
- Avg. monthly searches (Lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng): Nội dung này như đã giải thích bên trên. Tuy nhiên đây chỉ là phạm vi, không phải chỉ số lượng tìm kiếm chính xác
- Pro Tip: Để ý các từ khóa theo mùa, bởi vì các từ khóa theo mùa (như “trang phục Halloween”) có thể nhận được đến 50.000 lượt tìm kiếm trong tháng 10 và chỉ khoảng 100 lượt tìm kiếm vào tháng 5.
- Competition: Như đã đề cập trước đó, “Cạnh tranh” ở đây không liên quan đến SEO, mà đơn giản là số lượng nhà quảng cáo đang đặt giá thầu cho từ khóa đó. Nhưng sẽ rất hữu ích khi xem liệu một từ khóa có bất kỳ mục đích thương mại nào hay không. Vì xét cho cùng, càng nhiều người đặt giá thầu cho một từ khóa thì khả năng từ khóa đó có tiềm năng càng cao.
- Top of Page Bid: Giá thầu đầu trang là một cách tuyệt vời khác để xác định tiềm năng kiếm tiền của từ khóa. Giá thầu càng cao thì lưu lượng truy cập sẽ càng có xu hướng sinh lời.
5. Chọn từ khóa
Giờ bạn đã biết cách sử dụng tất cả các tính năng và bộ lọc trong Google Keyword Planner. Đã đến lúc cùng thực hiện bước cuối cùng, đó là chọn ra các từ khóa để bạn có thể tối ưu hóa nội dung trang web của mình.
Việc này không hề đơn giản, vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn một từ khóa. Tôi sẽ giúp bạn chọn một từ khóa từ danh sách của mình bằng cách hướng dẫn bạn thông qua một ví dụ:
(Đối với ví dụ này, tôi sẽ sử dụng tính năng “Discover new keywords” – Khám phá từ khóa mới, vì đây là cách tốt nhất để tìm kiếm từ khóa mới trong Google Keyword Planner).
Giả sử bạn đang điều hành một trang web thương mại điện tử bán thực phẩm hữu cơ. Nếu bạn muốn viết một bài đăng trên blog về lợi ích sức khỏe mà cà phê hữu cơ mang lại, bạn sẽ không muốn dùng từ khóa “cà phê” (vì từ này mang nghĩa quá rộng) hoặc “lợi ích sức khỏe của cà phê hữu cơ” (quá hẹp). Nhưng từ khóa “cà phê hữu cơ” sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời nhất.
Vì vậy hãy nhập từ khóa đó vào trường thông tin và nhấp “Get results”.
Hãy nhìn bảng kết quả từ khóa mà bạn nhận được:
Vậy làm thế nào để bạn biết nên chọn từ khóa nào?
Có hàng chục yếu tố khác nhau để xem xét. Nhưng thông thường tôi sẽ chọn từ khóa dựa trên 3 tiêu chí chính:
- Khối lượng tìm kiếm: Rất đơn giản. Khối lượng tìm kiếm trung bình càng cao thì từ khóa đó có thể mang lại cho bạn càng nhiều lưu lượng truy cập.
- Mục đích thương mại: Nhìn chung, mức độ cạnh tranh và giá thầu được đề xuất càng cao thì càng dễ chuyển lưu lượng truy cập thành khách hàng trả tiền khi họ truy cập vào trang web của bạn.
- Độ cạnh tranh SEO không phải trả tiền: Giống với tiêu chí mục đích thương mại ở trên, việc đánh giá sự cạnh tranh của từ khóa trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (không phải trả tiền) của Google cần được đào sâu hơn. Bạn cần phải xem xét những trang web đứng đầu trên bảng kết quả và xem cách để đứng được ở vị trí đó.
6. Lưu ý khi sử dụng Google Keyword Planner
Lưu ý 1: Thu thập chính xác dữ liệu Keyword Search
Google Keyword Planner chỉ hiển thị cho bạn dữ liệu lượng tìm kiếm chính xác nếu bạn đang chạy một chiến dịch Adwords đang hoạt động. Nếu bạn đang không chạy chiến dịch nào, bạn sẽ chỉ thấy dữ liệu được ước tính ở một khoảng nào đó:
Thực chất, lượng tìm kiếm từ khóa thường có xu hướng giao động. Vì vậy, ngay cả lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng “chính xác” mà bạn nhận được cũng chỉ là một ước tính sơ bộ.
Nhưng có một thủ thuật mà bạn có thể sử dụng để nhận được lượng tìm kiếm chính xác từ Google Keyword Planner mà không cần chạy quảng cáo trong tài khoản Google Adwords.
Trước tiên, hãy tìm một từ khóa trong danh sách đề xuất mà bạn muốn nhắm mục tiêu:
Chọn “Add keyword to create plan”:
Tiếp theo, nhấp vào “Forecast” ở thanh công cụ bên tay trái trang.
Và xem số lượt hiển thị “Impressions”, bạn sẽ nhận được kết quả nếu bạn đặt giá thầu cho cụm từ đó:
Con số này thể hiện số người tìm kiếm từ khóa đó mỗi tháng. Như vậy, bạn đã có được dữ liệu lượng tìm kiếm chính xác cho từ khóa của mình rồi!
Lưu ý 2: Hack GKP
Mọi người thường nghĩ Google Keyword Planner khá tuyệt, nhưng thực tế công cụ này có 2 lỗ hổng lớn:
#1: Nó chỉ cung cấp cho bạn những ý tưởng từ khóa RẤT liên quan đến những gì bạn nhập
Giả sử, doanh nghiệp của bạn bán thức ăn hữu cơ cho vật nuôi. Khi bạn nhập “thức ăn hữu cơ cho chó” vào công cụ, bạn sẽ nhận được kết quả:
Như bạn có thể thấy, đây là những từ RẤT gần giống với “thức ăn hữu cơ cho chó”, như:
- Thức ăn tự nhiên cho chó
- Nhãn hiệu thức ăn cho chó
- Thức ăn cho chó
Google Keyword Planner rất giỏi trong việc đưa ra các phiên bản khác nhau cho từ khóa của bạn, nhưng việc đưa ra các ý tưởng từ khóa bên ngoài thì không được tốt lắm.
#2: Bạn sẽ nhận được cùng một bộ từ khóa mà người khác dùng
Google Keyword Planner là một công cụ từ khóa cực kỳ phổ biến. Nghĩa là những từ khóa bạn tìm thấy ở đây mang tính cạnh tranh rất cao. May mắn là một cách đơn giản để giúp bạn giải quyết cả 2 vấn đề trên đó là Google Keyword Planner Hack.
Đầu tiên, hãy đến khu vực Khám phá từ khóa mới – Discover new keywords của Google Keyword Planner. Sau đó nhấn “Bắt đầu với một trang web”:
Thay vì nhập từ khóa, hãy nhập URL từ một trang web trong thị trường ngách của mình. Ví dụ: Thay vì nhập từ khóa “thức ăn hữu cơ cho chó” vào thì hãy nhập vào trang danh mục thức ăn cho chó của một doanh nghiệp khác.
Lúc này, bạn sẽ nhận được một danh sách các từ khóa mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy.
Những kết quả này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn so với ban đầu. Có rất nhiều trang khác mà bạn có thể sử dụng cho Google Keyword Planner Hack, bao gồm:
- Bài đăng trên blog
- Thông cáo báo chí
- Chương trình hội nghị
- Trang tiểu sử của người có ảnh hưởng trong ngành của bạn
- Podcast,…
Về cơ bản, bất kỳ trang nào có văn bản đều có thể sử dụng cho kỹ thuật này.
Lợi ích của Google Keyword Planner
Một trong những ưu điểm nổi bật của Google Keyword Planner là khả năng tối ưu hoá tốt từ khóa cho các chiến dịch quảng cáo trả phí. Dựa vào đó bạn có thể xác định được mức chi phí phù hợp cho mỗi chiến dịch quảng cáo của mình. Vậy Keyword Planner còn có những lợi ích nào khác? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
Hỗ trợ người dùng lập kế hoạch quảng cáo
Những anh em nào làm SEO hầu hết đều sẽ thực hiện các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận khách hàng. Quảng cáo là một hạng mục rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của công ty. Nếu đã từng làm việc với Google Keyword Planner và Keyword Tool, chắc chắn các bạn nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa 2 công cụ này là khả năng tối ưu cho những chiến dịch quảng cáo mất phí.
Với Keyword Planner bạn có thể biết được có bao nhiêu lượt tìm kiếm của từ khóa hàng tháng, có bao nhiêu người đang quan tâm đến dịch vụ, sản phẩm của bạn định kinh doanh. Từ đó bạn có thể nắm bắt được thị yếu của người dùng cũng như nhu cầu của thị trường để lựa chọn từ khóa phù hợp cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Chọn phương án tiếp cận các từ khóa đối với chiến dịch quảng cáo
Người dùng có thể chọn một hay một nhóm các từ khóa để thêm vào trong chiến dịch phân tích từ khóa, hoặc dùng trong chiến dịch quảng cáo trên Google. Công cụ đưa ra bảng dự toán cho tổng một chiến dịch quảng cáo trên Google.
Khi phân tích từ khóa trên Google Keyword Planner bạn có thể tải toàn bộ về máy. Chỉ với những chức năng trên do Google Keyword Planner mang lại cũng thấy sự tối ưu hóa nhiều hơn Keyword Tool rất nhiều, công cụ Keyword Tool đơn giản chỉ tìm kiếm từ khóa thôi.
Tìm những từ khóa mới tiềm năng
Để thực hiện các chiến dịch SEO tốt, các SEOer phải phân tích và tìm được trọn bộ keyword trong lĩnh vực đó. Google Keyword Planner chính là công cụ giúp bạn tìm được trọn bộ từ khóa đó và bạn cần phải có kỹ năng, kiến thức sử dụng công cụ này để tận dụng tối đa tiện ích của nó.
Công cụ này từ khi xuất hiện đã mang lại sự thay đổi lớn trong hiệu quả nghiên cứu từ khóa so với trước đây, công cụ có thể đưa ra một danh sách những từ khóa tối ưu nhất khi bạn có sẵn những từ khóa riêng lẻ.
Keyword chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến thành công của một chiến dịch quảng cáo Adword, nên việc sử dụng Google Keyword Planner giúp các SEOer dự đoán được nhiều điều. Ví dụ như hiệu suất hoạt động của từ khóa và các loại chi phí cho từ khóa này.
Càng tìm hiểu sâu và thành thạo kỹ năng sử dụng công cụ này thì lợi ích nó đem lại càng nhiều. Bất kì một SEOer nào cũng nên sử dụng công cụ này trong nghiên cứu từ khóa và đưa ra định hướng cho các chiến dịch.
Mẹo hữu ích đối với Google Keyword Planner
Mở khóa lượng tìm kiếm chính xác
Google không hiển thị số lượng tìm kiếm chính xác trong Keyword Planner khiến nhiều SEOer không còn “mặn mà” với công cụ này nữa.
Nhưng bạn đừng lo, sau đây tôi sẽ chỉ cho bạn 3 cách hoàn toàn miễn phí để có thể biết được chính xác số lượng truy vấn từ khóa trên Keyword Planner.
Cách 1: Ước tính tần số hiển thị quảng cáo (Impression) tối đa – CPC
Đầu tiên bạn hãy truy cập vào công cụ “Get search volumes and metrics” và nhập danh sách từ khóa của mình vào.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số từ khóa trong chế độ xem ý tưởng keyword lưu ý là nhớ chọn “exact match” khi được nhắc.
Yêu cầu xem keyword của bạn sẽ xuất hiện giao diện như hình bên dưới.
Hãy đảm bảo rằng các chỉ số CPC được đặt ở mức cao nhất có thể. Tiếp theo, bạn cần chú ý tới cột “Impressions”. Đây là cột cho bạn biết số lượt hiển thị quảng cáo ước tính trong tháng tới cho một từ khóa cụ thể khi bạn sử dụng dịch vụ Google Adwords.
Do thiết lập CPC ở mức tối đa, những chỉ số ở Impression gần như tương đương lượng tìm kiếm từ khóa thực tế hàng tháng.
Bạn có thể sử dụng thêm công cụ Ahrefs Keywords Explorer để check lại độ chính xác của những con số này.
Không quá khác biệt phải không?
Cách 2: Cài đặt Keywords Everywhere
Keywords Everywhere có khả năng thêm lượng tìm kiếm – CPC vào web bạn đã dùng: Google, YouTube, Amazon…Đây là công cụ miễn phí, bạn chỉ cần cài đặt vào Chrome là có thể sử dụng được.
Ví dụ:
Cung cấp số lượng tìm kiếm từ khóa cho Google Keyword Planner.
Thêm nhiều hơn 10 từ khóa liên quan một lúc
Google Keyword Planner chỉ cho phép bạn thêm được tối đa 10 từ khóa liên quan.
Để khắc phục vấn đề này bạn chỉ cần tìm các keyword cùng một lúc. Sau đó, bạn click vào checkbox nằm ở phía trên danh sách để thêm chúng vào kế hoạch. Cuối cùng bạn click chọn “select all XXX” và nhấn “Add to plan”.
Ăn cắp từ khóa từ đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể tham khảo từ khóa của đối thủ cạnh tranh thông qua tính năng gợi ý từ khóa từ URL của Google Keyword Planner. Bạn chỉ cần sao chép URL, dán nó vào ô tìm kiếm và chọn “Use the entire site” từ menu thả xuống.
Dán URL và chọn Use the entire site.
Chọn Get Results và nghiên cứu từ khóa đối thủ. Bạn có thể sử dụng bộ lọc để loại những từ khóa liên quan tới thương hiệu cạnh tranh.
Filter > keyword text > brand name
Bạn có thể thực hiện thao tác này nhiều lần với những đối thủ khác để có thêm nhiều ý tưởng từ khóa mới cho website của mình nhé.
Tìm câu hỏi mọi người quan tâm
Biết được những câu hỏi nào đang được mọi người đang quan tâm sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng nội dung hữu ích.
Ví dụ, tôi sẽ phân tích cho 1 URL cụ thể: Sau khi nhập URL, bạn click chọn Filter >> Keyword text >> contains sau đó bạn gõ một trong số những từ sau: cách, là gì, khi nào, ở đâu, làm gì…. thì tôi được kết quả như hình dưới đây.
Lặp lại quá trình này cho các giả định khác nhau, bạn sẽ có được một danh sách những câu hỏi được mọi người quan tâm nhất hiện nay.
Nếu công cụ Keyword Planner chưa làm bạn thỏa mãn bạn có thể kết hợp với công cụ Ahref để có thể biết nhiều câu hỏi hơn.
VÍ dụ bạn sử dụng Ahrefs Keywords Explorer để tìm từ khóa liên quan tới “SEO” tốt nhất.
Ahref sẽ trích xuất cho bạn hàng ngàn từ khóa, việc của bạn lúc này là lấy các từ khóa liên quan khác để xây dựng danh sách liên quan đến các truy vấn dựa trên câu hỏi.
Xem lượng từ khóa tìm kiếm ở các vùng địa phương
Đa số các công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ không cho bạn biết lượng volume theo vùng miền, thành phố mà chỉ trích xuất lượng tìm kiếm theo quốc gia. Nếu bạn SEO cho những khu vực cụ thể chắc chắn các công cụ này sẽ không thể hỗ trợ tốt cho bạn được.
Nhưng với Google Keyword Planner bạn hoàn toàn có thể thấy Impressions ước tính cho các khu vực địa phương, thành phố cụ thể với một vài thao tác đơn giản, bạn chỉ cần gõ địa điểm vào bộ lọc vị trí ở phía trên cùng.
Tôi lấy ví dụ chúng ta có địa điểm là thành phố Los Angeles.
Bạn có thể thấy được “plumber” hiện tại chỉ có khoảng 821.000 Impression hàng tháng.
Với tính năng này, bạn không chỉ dùng trong việc SEO các khu vực cụ thể mà bạn còn có thể biết được địa điểm phổ biến nhất cho từ khóa đang tìm kiếm.
Để biết được các quốc gia nào đang tìm kiếm từ khóa bạn muốn, bạn click vào Plan Overview, chọn “All locations” trong bộ lọc vị trí, cuộn xuống dưới box Locations.
Tìm hiểu thiết bị khách hàng mục tiêu đang sử dụng
Người dùng sẽ sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để truy cập vào các trang web, nhưng đa số ngày nay mọi người thường có xu hướng truy cập nhiều từ các thiết bị di động. Bạn cần biết chính xác người dùng đến với trang web của mình bằng thiết bị nào là phổ biến nhất để từ đó tối ưu UX đáp ứng tốt trải nghiệm của người dùng.
Sau đây tôi sẽ chỉ cho bạn cách để giúp bạn biết được khách hàng đến với website của mình từ thiết bị nào nhiều nhất:
Đầu tiên, bạn bỏ từ khóa vào kế hoạch sau đó click vào Plan Overview >> Devices > >Impressions. Cuộn qua thanh này, công cụ sẽ cho bạn biết phần trăm Impressions đến từ mỗi thiết bị.
Một số công cụ nghiên cứu từ khóa khác
Ahrefs.com
Đây là một công cụ quen thuộc với các anh em làm SEO, bộ công cụ phân tích từ khóa cực rẻ chỉ với 100 USD/tháng. Công cụ này đáp ứng những nhu cầu tiêu chuẩn nhất, hãy truy cập để xem thử công cụ có phù hợp với bạn không nhé.
Keyword.io
Công cụ này có 2 tùy chọn đó là phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí. Công cụ này được mệnh danh là đơn giản, vì bạn có thể tìm kiếm từ khóa nhanh mà không cần trải qua các bước quá phức tạp.
Nếu bạn muốn tìm kiếm đầy đủ thông tin hơn thì có thể sử dụng phiên bản trả phí, bạn sẽ chỉ mất thêm từ 30-50 USD/tháng để tìm kiếm thêm các thông tin như tỷ lệ chuyển đổi, lượng tìm kiếm. Nếu sử dụng phiên bản miễn phí sẽ có một số hạn chế.
Keywordshitter.com
Tương tự với Keyword.io, Keywordshitter.com có khả năng mở rộng từ khóa khi tìm kiếm cho anh em, ngoài ra còn có thêm những gợi ý chất lượng và có thể tải thành list về máy mà không cần đăng nhập.
Ngoài ra các anh em có thể tham khảo thêm các công cụ khác như Soovle.com, Ubersuggest, Google Trends, Google Search Console,…Hãy khám phá và chọn ra bộ công cụ phù hợp nhất cho lập từ khóa chạy chiến dịch quảng cáo nhé. Tuy nhiên Google Keyword Planner vẫn được đánh giá là tối ưu nhất.
Nguồn: gtvseo